KỶ YẾU HTKH: HÒA THƯỢNG KHÁNH HÒA
VỚI PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HÒA THƯỢNG KHÁNH HÒA (1877-1947)
Chủ biên
TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN
TT. TS. THÍCH ĐỒNG BỔN
Phong trào chấn hưng Phật giáo khởi phát từ năm 1920 trên khắp cả nước, chúng ta thấy có ba trung tâm là Nam Bộ, Huế và Hà Nội. Nhưng vấn đề có thể gây tranh luận là ý tưởng chấn hưng khởi đi từ đâu trong ba trung tâm lớn đó? Ai là người khởi xướng phong trào này? Chúng ta không thể làm khác gì hơn là bám vào lịch sử do chính các sử gia trong Phật giáo thống nhất nhìn nhận. Cố nhiên, để biết được hết các cuốn giáo sử không phải là chuyện dễ làm, song cũng không đến nỗi quá thiếu để biết được sự thống nhất công nhận đó ở những điểm nào. Nếu như thế thì không nghi ngờ gì, ý tưởng chấn hưng trước hết bùng cháy ở Nam Bộ với vai trò quan trọng của Hòa thượng Khánh Hòa. Mục tiêu của phong trào không chỉ dừng lại ở việc chấn hưng Phật giáo Việt Nam, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc, đấu tranh đòi lại chủ quyền và thoát khỏi ách nô dịch thực dân Pháp. Kết quả rất đáng kể mà phong trào chấn hưng Phật giáo đạt được gắn liền với tên tuổi của nhiều nhân vật Phật giáo nổi tiếng, mà một trong số đó là Hòa thượng Khánh Hòa, với vai trò là người khởi xướng phong trào, bắt đầu ở khu vực Nam Bộ, sau lan tỏa ra khắp ba miền của đất nước thời kỳ đó.
Với tất cả tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc đối với những danh tăng Việt Nam thế kỷ XX có nhiều đóng góp với đạo pháp và dân tộc, trong đó có Hòa thượng Khánh Hòa, người khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp vớiViện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, đồng tổ chức Hội thảo khoa học Hòa thượng Khánh Hòa và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam (tại TPHCM, ngày 15-6-2017); sau đó, kết hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo khoa học Hòa thượng Khánh Hòa với phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam và truyền thống Bến Tre (tại Bến Tre, ngày 19-10-2017). Cả hai lần hội thảo là một dịp để các nhà nghiên cứu trong và ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam hội tụ nhằm đánh giá một cách khoa học và khách quan về các nhân vật Phật giáo nổi tiếng, nhất là Hòa thượng Khánh Hòa, đối với phong trào chấn hưng Phật giáo; các phương diện tiêu biểu của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam; bài học kinh nghiệm của phong trào chấn hưng Phật giáo đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, cũng như truyền thống của vùng đất đã hun đúc nên những con người góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.
Nay, những tham luận từ hai hội thảo trên được biên tập, in thành sách, phát hành rộng rãi, chúng tôi rất hoan hỉ việc làm này và chân thành giới thiệu cùng bạn đọc.
MỤC LỤC
01. Lời giới thiệu | TS. Nguyễn Quốc Tuấn
02. Lời khai mạc Hội thảo | HT Thích Nhựt Tấn
03. Niên biểu Hòa thượng Khánh Hòa
04 Lời dẫn | TT. TS. Thích Đồng Bổn
PHẦN MỘT
TỔ KHÁNH HÒA: CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP
06. Hậu duệ của Hòa thượng Khánh Hòa | Tỷ kheo Thích Minh Cảnh
07. Hòa thượng Khánh Hòa với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ | TS. Nguyễn Quốc Tuấn
08. Tổ Khánh Hòa, một tấm gương cao đẹp | PGS.TS. Trần Hồng Liên
10. Quan điểm của Hòa thượng Khánh Hòa về công cuộc chấn hưng Phật giáo | PGS.TS. Nguyễn Công Lý
12. Hành trình nhật ký của Hòa thượng Khánh Hòa | Trương Ngọc Tường
13. Quan điểm về vũ trụ nhân sinh của Hòa thượng Lê Khánh Hòa | Nguyễn Đại Đồng
15. Hòa thượng Khánh Hòa với hoạt động đào tạo tăng tài | TS. Dương Thanh Mừng
16. Hòa thượng Lê Khánh Hòa với Phật giáo xứ Bắc | Nguyễn Hữu Việt
17. Những bài viết của Hòa thượng Lê Khánh Hòa trên báo chí Phật giáo từ 1929-1939 | Nguyễn Lâm
19. Cuộc đời và sự nghiệp Tổ Lê Khánh Hòa vài điểm cần nói rõ | ĐĐ. Thích Xương Tâm
20. Hòa thượng Khánh Hòa, tấm gương sáng trong đạo pháp | TT. TS. Thích Nguyên Hạnh
21. Tổ đình Kim Cang – nơi học đạo 10 năm (1896-1906) của Tổ Khánh Hòa | ĐĐ. Thích An Khang
22. Nghĩ về lời di huấn Tổ Khánh Hòa | Thích Hân Kiến
23. Sư Khánh Hòa và những nhà yêu nước | TS. Hoàng Văn Lễ
24. Hòa thượng Khánh Hòa | Minh Mẫn
25. Hòa thượng Khánh Hòa với Lưỡng Xuyên Phật Học Hội | Lê Thị Mến
27. Hai chủ trương làm tiền đề cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam | TS. Lê Sơn Phương Ngọc
28. Sơ lược hành trạng Tổ Khánh Hòa | Tỳ kheo ni Thích Nữ Như Nguyệt
29. Hòa thượng Khánh Hòa với pháp tu Tịnh độ | ThS. Nguyễn Văn Quý
30. Thành tựu trong gian khó | ĐĐ. Thích Xương Tâm
31. Hòa thượng Khánh Hòa với công việc hoằng truyền Chánh pháp | ĐĐ. TS. Thích Trung San
34. Vì sao Hòa thượng Lê Khánh Hòa dấn thân vào con đường chấn hưng Phật giáo | Nguyễn Quang Phương
PHẦN HAI
PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM
36. Vài bài học nghĩ từ phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam | HT. TS Thích Giác Toàn
37. Sự tiếp biến Hội Lục Hòa | Hòa thượng Thích Huệ Xướng
38. Một vài suy nghĩ từ phong trào chấn hưng Phật giáo | TT. TS. Thích Thanh Điện
39. Phong trào chấn hưng và các đồng chí của Ngài Khánh Hòa | TT. TS. Thích Đồng Bổn
40. Hòa thượng Thích Khánh Hòa với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam | Đinh Hữu Chí
42. Thiền sư Khánh Hòa - Công đầu trong phong trào chấn hưng Phật giáo | Trần Cao Lộc
45. Một vài suy nghĩ về đào tạo tăng tài hiện nay | PGS. TS. Lê Cung
46. Vấn đề Phật giáo Tổng hội trên Tạp chí Duy Tâm Phật học | TS. Ninh Thị Sinh
47. Sự ra đời của Hội Nghiên cứu Phật học Nam kỳ | TS. Ninh Thị Sinh & Nguyễn Đại Đồng
48. Tài liệu lưu trữ về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam | TS. Ninh Thị Sinh
49. Yêu nước trong phong trào chấn hưng Phật giáo | TS. Hoàng Văn Lễ
50. Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX | Nguyễn Đại Đồng
51. Tiếp nối tinh thần chấn hưng Phật giáo của Hòa thượng Khánh Hòa | Thích Thiện Huy
53. Công cuộc chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ và sự lan tỏa | Tuệ Khương
54. “Viên đá tảng” của phong trào chấn hưng Phật giáo | Tỷ kheo ni Thích Nữ Viên Giác
55. Nhìn lại phong trào chấn hưng Phật giáo | Vu Gia
56. Ông Huỳnh Thái Cửu - Hội viên sáng lập Hội Lưỡng Xuyên Phật Học | Nguyễn Lâm
57. Từ mục tiêu bước đầu của phong trào Chấn hưng Phật giáo | Đào Nguyên
58. Linh hồn của công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam | Nguyễn Quang Trị
59. Chùa Viên Giác với phong trào chấn hưng Phật giáo | Nguyễn Hữu Lộc
61. Bàn về tính tất yếu của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam | Nguyên Huệ
PHẦN BA
PHẬT GIÁO VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA BẾN TRE
65. Phú Lễ - Làng quê hiếu học | PGS.TS Đoàn Lê Giang & ThS. Dương Hoàng Lộc
66. Ảnh hưởng của cụ Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân Bến Tre | Lữ Minh Châu
68. Mạch nguồn văn hóa Bến Tre | Nguyễn Thanh Lợi
69. Giáo sư Ca Văn Thỉnh: Người trí thức tiêu biểu của quê hương Đồng khởi | PGS.TS. Nguyễn Công Lý
70. Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh từ một số ngôi chùa ở tỉnh Bến Tre | ThS. Bùi Hữu Nghĩa
71. Cảm nhận về năng lực và tính cách con người Bến Tre | TS. Nguyễn Hữu Nguyên
72. Những đặc điểm nổi bật của Ni giới Phật giáo Bến Tre | Tỳ kheo ni Thích Nữ Như Nguyệt
73. Đời và đạo - đạo và đời | Huỳnh Ngọc Trảng
75. Ni giới Bến Tre kế thừa di sản Tổ Khánh Hòa | Thích Nữ Như Uyên
HÒA THƯỢNG KHÁNH HÒA VỚI PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM - File PDF (9,02 MB)
Tin tức khác
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 31 – THÁNG 1 NĂM 2020
- NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 30 – THÁNG 10 NĂM 2019 (PL. 2563)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 29 – THÁNG 7 NĂM 2019 (PL. 2563)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 28 – THÁNG 4 NĂM 2019 (PL. 2563)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 27 – THÁNG 1 NĂM 2019 (PL. 2562)
Bình luận bài viết